Nếu bạn đang dùng 1 chiếc điện thoại đơn giản và phổ thông, thì ngay khi biết pin của điện thoại đã hỏng thì bạn sẽ sẵn sàng rút hầu bao mua ngay viên pin mới để thay. Nhưng bạn phải làm thế nào nếu điện thoại của bạn thuộc loại độc?
Đối với những loại điện thoại thông thường được phát hành bởi một hãng lớn và tên tuổi thì các loại phụ kiện của chiếc điện thoại đó sẽ có rất nhiều trên thị trường và bạn có thể dễ dàng mua thay thế. Thế nhưng với những người có thú vui chơi đồ độc thì các món phụ tùng như pin điện thoại cũng sẽ rất độc.
Vậy bạn sẽ làm gì khi một ngày kia bạn không thể sạc được viên pin cực độc của mình?
Rất may là pin điện thoại không mấy khi hỏng phần lưu trữ điện năng mà thông thường nó chỉ bị hỏng phần mạch sạc bên trong pin. Phần mạch này có tác dụng chính là không cho điện tiếp tục sạc vào pin khi pin đã đầy. Nhưng khi mạch này bị hỏng do cháy, đoản mạch hay lỏng chân linh kiện đều khiến mạch điện vào pin bị hở và dòng điện sẽ không thể đi vào pin khiến cho pin không thể sạc được.
Để kiểm tra vấn đề này, bạn hãy tháo pin ra và dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra, hãy chỉnh đến thang đo DCV cỡ 10V để đo vì pin điện thoại có hiệu điện thế là 3,7V. Nếu đặt que thử vào 2 cực pin và bạn không thấy kim nhúc nhích gì nghĩa là pin của bạn đã hỏng, còn nếu kim vẫn chỉ đúng giá trị điện thế của pin nghĩa là điện thoại của bạn đang bị hỏng ở phần khác.
Bài viết này chúng ta sẽ chỉ bàn đến trường hợp pin bị hỏng do mạch sạc bị cháy.
Về cơ bản thì tất cả các mạch sạc của pin điện thoại đều giống nhau, nghĩa là bạn sẽ có thể dùng mạch sạc của 1 viên pin thông thường để thay thế cho mạch sạc đã hỏng. Và chúng ta sẽ cùng giải quyết vấn đề này với 1 chiếc điện thoại có kiểu dáng hơi cổ quái 1 chút.
Vậy bạn sẽ làm gì khi một ngày kia bạn không thể sạc được viên pin cực độc của mình?
Rất may là pin điện thoại không mấy khi hỏng phần lưu trữ điện năng mà thông thường nó chỉ bị hỏng phần mạch sạc bên trong pin. Phần mạch này có tác dụng chính là không cho điện tiếp tục sạc vào pin khi pin đã đầy. Nhưng khi mạch này bị hỏng do cháy, đoản mạch hay lỏng chân linh kiện đều khiến mạch điện vào pin bị hở và dòng điện sẽ không thể đi vào pin khiến cho pin không thể sạc được.
Để kiểm tra vấn đề này, bạn hãy tháo pin ra và dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra, hãy chỉnh đến thang đo DCV cỡ 10V để đo vì pin điện thoại có hiệu điện thế là 3,7V. Nếu đặt que thử vào 2 cực pin và bạn không thấy kim nhúc nhích gì nghĩa là pin của bạn đã hỏng, còn nếu kim vẫn chỉ đúng giá trị điện thế của pin nghĩa là điện thoại của bạn đang bị hỏng ở phần khác.
Bài viết này chúng ta sẽ chỉ bàn đến trường hợp pin bị hỏng do mạch sạc bị cháy.
Về cơ bản thì tất cả các mạch sạc của pin điện thoại đều giống nhau, nghĩa là bạn sẽ có thể dùng mạch sạc của 1 viên pin thông thường để thay thế cho mạch sạc đã hỏng. Và chúng ta sẽ cùng giải quyết vấn đề này với 1 chiếc điện thoại có kiểu dáng hơi cổ quái 1 chút.
Viên pin dùng cho chiếc điện thoại này cũng khá độc đáo nên chắc chắn rằng bạn sẽ không thể kiếm một viên pin khác có kiểu dáng như vậy được.
Tách vỏ của viên pin này ra chúng ta sẽ thấy nó là viên pin dạng tròn chứ không phải dạng dẹt như các điện thoại thông thường. Ngoài viên pin thì ở phía trên của hộp đựng pin bạn sẽ thấy phần mạch sạc của pin.
Phần mạch này đã bị hỏng ở 1 vị trí linh kiện nào đó nên chúng ta sẽ chỉ dùng phần mạch này làm dây dẫn giữa pin và máy mà thôi. Vậy nên bạn hãy dùng mỏ hàn và gỡ toàn bộ các linh kiện có trên mạch này ra để mạch hoàn toàn trở thành dây dẫn. Sau đó hãy dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo điện trở và tìm các điểm chân linh kiện vừa tháo có điểm nào thông với các chân pin ở mặt trước.
Sau khi đã xác định được các vị trí của 2 chân ở mặt trước nối được đến các vị trí nào ở mặt sau bạn hãy đánh dấu vị trí đó lại theo đúng chiều điện ghi trên vỏ pin.
Dùng 1 viên pin thông thường bất kì để lấy phần mạch sạc còn tốt.
Bóc phần vỏ ngoài của pin bạn sẽ thấy xung quanh pin có 1 vành nhựa, đẩy pin ra khỏi vành bao này bạn sẽ thấy được phần mạch sạc.
Trên các viên pin dạng này thì cực dương (+) thường nằm ở trên đỉnh còn toàn bộ phần vỏ của pin sẽ là cực âm (-). bạn cũng nên đánh dấu trên mạch sạc để nối mạch này đúng chiều với viên pin tròn kia.
Viên pin tròn thì khá giống các loại pin AA thông thường nên bạn sẽ dễ nhận ra ngay đâu là cực dương và đầu là cực âm của pin.
2 cực pin tiếp xúc với điện thoại của mạch sạc này bạn sẽ nối tương ứng vào mạch sạc đã hỏng của viên pin cũ theo các vị trí đã đánh dấu lúc đầu. Tất nhiên bạn sẽ không hàn trực tiếp vào các điểm tiếp xúc mà hàn các điểm này vào vị trí các chân linh kiện đã gỡ lúc trước. Các vị trí này sẽ thông với các điểm tiếp xúc thông qua bảng mạch in vốn có.
Tiến hành hàn 2 đầu của mạch sạc mới vào viên pin tròn. Ở đây có 1 lưu ý nhỏ đó là các cực của pin này thường làm bằng sắt nên thiếc hàn và nhựa thông sẽ không bám được trên các bề mặt này, vì thế các bạn cần dùng 1 dung dịch tẩy thay cho nhựa thông khi hàn đồng với sắt đó là hợp chất ZnCl. dung dịch này được tạo ra bằng cách mua axit HCl đặc và 1 thanh kẽm tại các cửa hàng hóa học, rồi thả thanh kẽm vào lọ đựng dung dịch này và chờ cho đến khi không còn phản ứng nữa thì bạn sẽ thu được dung dịch tẩy khi hàn sắt. Chỉ cần dùng 1 que cứng chấm 1 chút trên điểm cần hàn rồi đặt dây đồng đã tráng thiếc vào vị trí đó và hàn như bình thường. Sau khi hoàn thành bạn sẽ được 1 mạch mới như thế này. Để chắc chắn, các bạn hãy dùng đồng hồ vạn năng đo lại 2 cực trên mạch sạc cũ của pin xem bây giờ pin đã có điện thế chưa. Khi đo pin các bạn sẽ phải đặt đúng que màu đen vào cực âm và màu đỏ vào cực dương, vặn đồng hồ ở thang đo DCV nếu kim đồng hồ quay ngược nghĩa là bạn đã đấu sai đoạn nối từ mạch mới sang mạch cũ, hãy đảo lại đầu dây ở đây. Còn nếu đúng rồi thì bạn chỉ cần dùng băng dính cách điện dán lại rồi đặt vào vỏ như cũ. Đậy vỏ pin lại rồi lắp vào máy và bật thử. Vậy là bạn đã tự mình sửa xong viên pin độc dành cho chiếc điện thoại cổ quái của mình rồi. Lời kếtTrên đây chỉ là 1 ví dụ nhỏ về việc thay thế mạch sạc cho 1 loại điện thoại lạ, nếu như bạn gặp phải trường hợp khó khăn hơn như chính viên pin tròn kia bị hỏng thì bạn hãy tìm cách sử dụng những viên pin AAA đấu nối tiếp với nhau để tạo ra 1 viên pin sạc 3,6 V (pin sạc có hiệu điện thế là 1,2 V) để thay thế, nhưng lúc này mọi việc sẽ phức tạp hơn nhiều bởi bạn không thể tận dụng được phần vỏ của pin cũ nữa. Qua đây các bạn cũng cần biết rằng, có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra với pin điện thoại, hãy sử dụng các biện pháp trên một cách đa dạng để có thể xử lý được nhiều lỗi hơn chứ không chỉ là hỏng mạch sạc nữa. |