25/6/11

Khắc phục IDM không tương thích với FF5


Một sự cố tương tự với lần phát hành phiên bản Firefox 4 trước, IDM không tương thích với Firefox 5 vì… quá mới.
Lỗi không tương thích này khiến IDM của bạn không thể tự động bắt link trong Firefox 5, không thể tải Youtube Video về, không thể tải về được toàn bộ tài nguyên của một trang web (nhạc, ảnh, văn bản, video, …), …
Vậy làm thế nào để khắc phục được lỗi IDM không tương thích với Firefox 5?
Cách khắc phục rất đơn giản, các bạn chỉ việc download và cài đặt phiên bản Internet Download Manager 6.06 Beta+ về để sử dụng. add-on IDM CC trong phiên bản IDM 6.06 Beta này đã được nâng cấp lên phiên bản IDM CC 7.3.1 và hoàn toàn tương thích với Firefox 5.0.
IDM CC 7.3.1
Các bạn có thể download Internet Download Manager 6.06 Beta về tại: http://afublog.com/download/idman606b.exe (4.26 MB, 1363 lượt tải về).
Trong thời gian tới, phiên bản plugin IDM CC tương thích với Firefox 5 sẽ được cung cấp thông qua tải về trực tiếp từ trang chủ của Internet Download Manager, các bạn có thể tải phiên bản add on IDM CC mới nhất về tại: http://afublog.com/download/idmmzcc.xpi (399.08 kB, 62909 lượt tải về)

21/6/11

10 phím tắt hữu ích cho Excel

Trong bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office, các phím tắt được sử dụng phổ biến, giúp người dùng thực hiện nhanh một thao tác nào đó. Sự phong phú trong hệ thống phím tắt đôi khi cũng gây khó khăn cho người dùng.
Nếu muốn biết toàn bộ hệ thống này, bạn cần tìm trong tính năng "Help" của các chương trình tương ứng hoặc tham khảo thông tin từ Internet thông qua các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là 10 phím tắt thông dụng và hữu ích cho Microsoft Excel, hi vọng sẽ giúp bạn tháo tác tốt hơn với ứng dụng này.

Highslide JS

7 websites giúp bạn học từ mới tiếng Anh hàng ngày


Đây là một bài viết khi lướt web, mình thấy nó rất hữu ích nên muốn chia sẻ với mọi người .

Một trong những yếu tố giúp bạn giao tiếp tốt bằng tiếng Anh đó là có vốn từ vựng phong phú. 7  trang web trong bài viết này sẽ giúp bạn học một từ tiếng Anh mới mỗi ngày bằng nhiều cách khác nhau.


Đối với bất cứ ai học tiếng Anh thì quá trình học ngữ pháp chỉ kéo dài trong một giai đoạn nhất định. Sau đó, dựa trên những hiêu biết ngữ pháp đó, mọi người tự nâng cao trình độ của mình bằng cách học thêm các từ mới và áp dụng nó vào câu văn, tiếng nói của mình để làm chúng trở nên phong phú và đúng với cách người bản xứ nói, viết hơn.

Học từ mới cần phải có thời gian kiên trì và áp dụng hàng ngày mới có hiệu quả. Đơn giản nhất là dùng từ điển và mỗi ngày chép ra sổ tay 1 vài từ mới mỗi ngày để ghi nhớ. Tuy nhiên, cách làm này có điểm bất tiện là bắt buộc bạn phải có từ điển mới có thể học từ mới và thường không có cách sử dụng từ đó thực tế.

Các trang web dưới đây cho phép bạn học từ mới tiếng Anh bất cứ lúc nào, bất cứ đâu với đầy đủ cách sử dụng cụ thể của từ đó.

Wordsmith



Wordsmith.org là một trang web có vẻ bề ngoài không bắt mắt nhưng ẩn chứa bên trong là một kho dữ liệu khổng lồ và rất phong phú về từ vựng tiếng Anh. Trang web cho phép bạn đăng kí nhận từ mới mỗi ngày qua email. Đặc biệt, với mỗi từ mới, ngoài phần giải thích ý nghĩa và cách dùng, trang web còn hiển thị các bức ảnh liên quan tới từ đó để người đọc dễ hình dung.

Weboword


Weboword.com
Trang web này có cách tiếp cận người học khá thú vị. Đó là thay vì đưa ra 1 từ mới một cách bình thường, trang web sẽ lồng từ mới vào một bức tranh hoạt hình minh họa khá vui nhộn. Cách làm này sẽ giúp cho người học nhớ từ lâu hơn và áp dụng chính xác hơn trong thực tế.

Wordia


Wordia.com
Tương tự Weboword, Wordia cũng tiếp cận với người học thông qua video và hoạt hình. Nghĩa là thay vì đọc các đoạn text giải nghĩa nhàm chán, người học có thể xem video giải thích ngữ nghĩa, cách dùng của từ đó do chính người bản xứ nói. Hàng ngày, người học còn có thể kiểm tra vốn từ vựng của mình bằng trò Vocability của Wordia.

Wordnik


Wordnik.com
Wordnik.com giải thích toàn bộ ngữ nghĩa liên quan đến từ mới bao gồm cả cách phát âm. Tương tự các trang học từ mới khác, Wordnik không chỉ dừng lại ở nghĩa của từ mà còn giải thích tất cả những gì liên quan đến từ đó. Giao diện đơn giản của trang web cũng nhằm mục đích giúp người học tiếp cận từ mới một cách nhanh nhất.

Phrays


Phrays.com
Mỗi ngày, Phrays.com sẽ hiện lên 1 từ tiếng Anh đi kèm giải nghĩa. Nhiệm vụ của người học là đặt một câu có chứa từ đó và người khác sẽ bình chọn câu hay nhất trong ngày. Cách làm này của Phrays tạo nên một sự cạnh tranh giữa những người học với nhau, nhờ đó mà trình độ của mọi người được nâng dần lên hàng ngày.

WordThink


Wordthink.com
WordThink.com bỏ qua các từ phức tạp và tập trung vào các từ thường dùng trong giao tiếp hàng ngày hơn. WordThink lấy nguồn từ mới từ các bản tin thời sự và truyền thông.

Vocabsushi


Vocabsushi.com
Nếu bạn đang có nhu cầu thi ACT, SAT, GMAT, GRE..v.v thì Vocabsushi chính là địa chỉ thích hợp dành cho bạn. Các câu hỏi trong những bài test của Vocabsushi được lấy trực tiếp từ các bản tin thời sự trên thế giới. Chúng giúp bạn học được cách áp dụng từ đó trong thực tế cuộc sống. Ngoài ra, trên trang web này còn rất nhiều công cụ thú vị khác MP3 clips (dành cho phát âm), word games, trò chơi đố chữ dưới dạng PDF…v.v

20/6/11

IObit Malware Fighter: Đối đầu mọi "hiểm nguy" Internet



Hoạt động theo mô hình đám mây, IObit Malware Fighter sẽ bảo vệ máy tính an toàn trước hầu hết mối “hiểm nguy” từ Internet.
IObit Malware Fighter được nhà sản xuất trang bị đầy đủ công cụ bảo vệ máy tính cần thiếtkiểm tra độ an toàn của các đối tượng khởi động cùng Windows và các tiến trình chạy nền; xóa cookies nguy hiểm khi lướt web, bảo vệ trình duyệt web và ổ USB, ngăn chặn việc thực thi các tiến trình độc hại,….
Trong tương lai, IObit sẽ phát triển Malware Fighter là trình bảo mật chủ chốt của hãng, thay thế cho “người tiền nhiệm” IObit Security 360 ra đời từ năm 2009.
Bạn tải IObit Malware Fighter 1.0 miễn phí tại đây (dung lượng 10,34MB, tương thích Windows XP/2003/2008/Vista/7).
Trên hộp thoại IObit Malware Fighter Updater hiện ra sau khi cài đặt, bạn nhấn Download để cập nhật gói dữ liệu mới nhất cho chương trình.
Giao diện IObit Malware Fighter với tông màu đen và xanh lá trông khá đẹp mắt. Thẻ Overviewhiển thị biểu đồ cho biết số file đã được kiểm tra và số file bị nhiễm độc. Ở góc phải thể hiện tình trạng hoạt động của hai tính năng: Real-time Protection (bảo vệ máy tính theo thời gian thực) và DOG Detection (kỹ thuật phát hiện malware dựa vào thông tin từ nhà sản xuất, tăng cường khả năng phòng chống lỗ hổng Zero-day). Nếu có dấu kiểm màu xanh bên cạnh là tính năng đó đang được kích hoạt.
Để quét máy, bạn nhấn thẻ Scan và chọn một trong ba chế độ: Smart Scan (chỉ quét những khu vực “nhạy cảm”), Full Scan (quét toàn bộ hệ thống), Custom Scan (quét file tùy chọn).
Người viết sử dụng chế độ Smart Scan quét ổ đĩa C: dung lượng 46,9GB (còn trống 3,2GB), thời gian chỉ mất 9 phút 2 giây.
Sau khi quét xong, các mối nguy hiểm tìm thấy sẽ lộ diện trong hộp thoại Scan Results. Bạn nhấn Repair để xử lý chúng.
Nếu muốn khôi phục lại các file bị “giết” nhầm, bạn nhấn Quarantine trên giao diện chính. Tiếp đến, bạn nhấp chuột vào đối tượng cần khôi phục và nhấn Restore Selected.
Ở trạng thái chạy nền, IObit Malware Fighter chiếm khoảng 34,04MB bộ nhớ; còn khi quét máy chiếm khoảng 69,1MB. Nhìn chung, chương trình hoạt động rất nhẹ nhàng, bạn có thể vừa quét máy vừa làm việc khác rất thoải mái.
Khi quét máy
Thẻ Protect cho phép bạn bật tắt các công cụ bảo vệ máy tính theo thời gian thực, gồm: Startup Guard (kiểm soát các ứng dụng khởi động cùng Windows), Process Guard (kiểm soát các tiến trình chạy ngầm), Network Guard (bảo vệ mạng), File Guard (kiểm soát file), Cookie Guard (xóa cookies nguy hiểm khi lướt web), Browser Guard (bảo vệ trình duyệt web), USB Disk Guard (bảo vệ USB), Malicious Action Guard (ngăn chặn việc thực thi các tiến trình độc hại). Muốn tắt tính năng nào, bạn nhấp vào nó và nhấn OK.
Thẻ Cloud khá hữu ích trong IObit Malware Fighter, cho phép bạn upload một file bất kỳ lên hệ thống diệt virus “trên mây” của chương trình. Ngay sau đó, bạn sẽ biết file đó có bị nhiễm độc hay không. Bạn chỉ việc nhấn Upload File to Cloud để chọn file cần kiểm tra và chờ trong chốc lát.
Khi hoàn tất, trang web sẽ hiện ra cho biết kết quả “giám định” file. Nếu an toàn, khung Cloud Scan sẽ ghi SAFE. Trường File Basic Info còn cung cấp thông tin về file như: dung lượng, mã MD5, SHA1, định dạng.
Nếu không cài IObit Malware Fighter trên máy tính, bạn có thể truy cập trực tiếp vào websitehttp://cloud.iobit.com để upload file và xem kết quả.

18/6/11

Tìm hiểu NTFS, FAT16, FAT32



NTFS là hệ thống file tiên tiến hơn rất nhiều so với FAT32. Nó có đầy đủ các đặc tính của hệ thống file hiện đại và FAT32 không hề có. Bạn nên dùng NTFS để thay thế cho FAT32 vì các lý do sau...

Khái niệm về FAT  NTFS

FAT16: Với HĐH MS-DOS, hệ thống tập tin FAT (FAT16 – để phân biệt với FAT32) được công bố vào năm 1981 đưa ra một cách thức mới về việc tổ chức và quản lý tập tin trên đĩa cứng, đĩa mềm. Tuy nhiên, khi dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng nhanh, FAT16 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với không gian địa chỉ 16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên cung (clusters) trên một partition, gây ra sự lãng phí dung lượng đáng kể (đến 50% dung lượng đối với những ổ đĩa cứng trên 2 GB).

FAT32: được giới thiệu trong phiên bản Windows 95 Service Pack 2 (OSR 2), được xem là phiên bản mở rộng của FAT16. Do sử dụng không gian địa chỉ 32 bit nên FAT32 hỗ trợ nhiều cluster trên một partition hơn, do vậy không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. Ngoài ra với khả năng hỗ trợ kích thước của phân vùng từ 2GB lên 2TB và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến 255 ký tự đã làm cho FAT16 nhanh chóng bị lãng quên. Tuy nhiên, nhược điểm của FAT32 là tính bảo mật và khả năng chịu lỗi (Fault Tolerance) không cao.

NTFS (New Technology File System): được giới thiệu cùng với phiên bản Windows NT đầu tiên (phiên bản này cũng hỗ trợ FAT32). Với không gian địa chỉ 64 bit, khả năng thay đổi kích thước của cluster độc lập với dung lượng đĩa cứng, NTFS hầu như đã loại trừ được những hạn chế về số cluster, kích thước tối đa của tập tin trên một phân vùng đĩa cứng.

NTFS sử dụng bảng quản lý tập tin MFT (Master File Table) thay cho bảng FAT quen thuộc nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật cho tập tin và thư mục, khả năng mã hóa dữ liệu đến từng tập tin. Ngoài ra, NTFS có khả năng chịu lỗi cao, cho phép người dùng đóng một ứng dụng “chết” (not responding) mà không làm ảnh hưởng đến những ứng dụng khác. Tuy nhiên, NTFS lại không thích hợp với những ổ đĩa có dung lượng thấp (dưới 400 MB) và không sử dụng được trên đĩa mềm.

So sánh giữa FAT32  NTFS

NTFS là hệ thống file tiên tiến hơn rất nhiều so với FAT32. Nó có đầy đủ các đặc tính của hệ thống file hiện đại và FAT32 không hề có. Bạn nên dùng NTFS để thay thế cho FAT32 vì các lý do sau:

FAT32 không hỗ trợ các tính năng bảo mật như phần quyền quản lý, mã hoá.. như NTFS. Vấn đề này đặc biệt hiệu quả đối với Windows. Với NTFS, bạn có thể không cần sử dụng các tiện ích mã hoá hay đặt mật khẩu giấu thư mục v.v, vì đây là đặc tính đã có sẵn của NTFS, chỉ cần bạn biết khai thác. Việc xài các tiện ích không nằm sẵn trong hệ điều hành để thao tác trực tiếp với đĩa vẫn có ít nhiều rủi ro.

FAT32 có khả năng phục hồi và chịu lỗi rất kém so với NTFS. Có một số ý kiến cho rằng NTFS không tương thích nhiều với các chương trình kiểm tra đĩa hay sửa đĩa mà người dùng đã quen thuộc từ lâu, như vậy sẽ vô cùng bất tiên trong trường hợp đĩa bị hư sector. Nên yên tâm vì NTFS là hệ thống file có khả năng ghi lại được các hoạt động mà hệ điều hành đã và đang thao tác trên dữ liệu, nó có khả năng xác định được ngay những file bị sự cố mà không cần phải quét lại toàn bộ hệ thống file, giúp quá trình phục hồi dữ liệu trở nên tin cậy và nhanh chóng hơn. Đây là ưu điểm mà FAT 32 hoàn toàn không có.

Khi mà mất điện đột ngột thì Windows 98, 2000, XP… đều phải quét lại đĩa khi khởi động lại nếu đĩa đó được format bằng chuẩn FAT32. Trong khi format đĩa cứng bằng NTFS thì lại hoàn toàn không cần quét đĩa lại, bởi vì hệ thống dùng NTFS có được những thông tin về tính toàn vẹn dữ liệu ghi trên đĩa và nó mất rất ít thời gian để biết được về mặt logic đĩa của mình có lỗi hay không và nếu có thì hệ thống cũng tự phục hồi một cách cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Với FAT32 thì nó phải rà quét toàn bộ lâu hơn nhiều. Một hệ thống Windows 2000, XP sẽ ổn định hơn nhiều nếu cài trên phân vùng được format bằng NTFS. Ngoài ra NTFS còn được trang bị công cụ kiểm tra và sửa đĩa rất tốt của Microsoft.

NTFS có khả năng truy cập và xử lý file nén ngon lành hệt như truy cập vào các file chưa nén, điều này không chỉ tiết kiệm được đĩa cứng mà còn gia tăng được tuổi thọ của đĩa cứng.

Nhiều người phàn nàn rằng không thể truy cập vào các đĩa cứng được format bằng NTFS khi đang ở DOS, Windows 98 hoặc WinME… Thực ra thì DOS, Windows 98 và Windows ME đã quá cũ và các phần mềm còn hữu dụng của chúng cũng không còn bao nhiêu.

NTFS đặt được quota sử dụng cho người dùng, vô cùng tiện dụng cho các hệ thống máy ở công ty. Đặc biệt tiện dụng khi “âm thầm” cấm được con cái sao chép những phim ảnh độc hại vào các thư mục “bí mật” của chúng trong đĩa cứng.

Ngoài ra, NTFS còn có rất nhiều tiện ích tuyệt chiêu chuyên sâu khác cho giới người dùng cao cấp khác như “mount partition”, tạo “hard link” tới một file, hỗ trợ dùng RAID v.v

Nếu bạn đã thực sự quyết định chọn NTFS làm “duyên giai ngẫu” thì bạn có thể từ bỏ hẳn FAT 32 kể từ nay. Hiện có rất nhiều tiện ích chuyển đổi từ FAT 32 sang NTFS tùy bạn lựa chọn. Tiện hơn cả là dùng bộ tiện ích có sẵn trong các đĩa CD khởi động bằng Hirenboot đang rất phổ biến hiện nay.

Tuy thế, FAT32 vẫn còn tỏ ra hữu dụng trên các máy tính cấu hình quá yếu ớt, chỉ có thể chạy được Windows 98. FAT16 và FAT32 vẫn được dùng để định dạng cho các loại thẻ nhớ, vì các thiết bị chấp nhận thẻ nhớ như máy ảnh số, máy nghe nhạc vẫn chưa thấy loại nào tương thích với NTFS cả. FAT16 luôn là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn copy dữ liệu của mình từ một máy tính chạy Windows sang máy chạy hệ điều hành khác như Mac chẳng hạn. Hầu hết các máy Mac hiện nay đều không thể nhận dạng các thẻ nhớ USB được định dạng bằng FAT 32.

Và để chuyển FAT thành NTFS file system thì có thể làm như sau:

In Windows XP, click Start, click Run, type cmd and then click OK.

Đánh dòng lệnh CONVERT [driveletter]: /FS:NTFS. 
Chúc các bạn zui zẻ!!!

17/6/11

Khắc phục hỏng hóc máy in


Ai cũng có lúc ghét máy in. Khi bạn cần in nhất thì lạ có một bảng báo lỗi ngớ ngẩn, hay làm bạn rối tung vì bị kẹt giấy hoặc lem mực. Nhưng với sự kiên nhẫn và thận trọng, bạn có thể sẽ khắc phục được sự cố in ấn và tránh không bị trục trặc xảy ra. Dưới đây là cách giải quyết 5 trong số các trục trặc máy in thường xảy ra nhất.


THỦ THUẬT


*


1. Kẹt giấy


Máy in bị kẹt giấy khi giấy nạp vào bị lệch, gây đùn giấy hay bị ngưng giữa chừng và giấy bị đùn kẹt cứng trong máy.

Khi bị kẹt giấy, vài máy in thường báo bằng đèn tín hiệu. Vài máy khác phát hiện ra chỗ bị kẹt giấy và hướng dẫn giải quyết qua màn hình điều khiển. Nếu máy in của bạn có tính năng này, hãy làm theo hướng dẫn; cũng nên xem lại tài liệu theo máy. Sau đây là thao tác cơ bản để bạn làm theo.

Tắt máy in: Nếu bạn muốn can thiệp vào bên trong máy, chắc hẳn bạn sẽ không muốn bị điện giật hay gặp vấn đề với các bộ phận đang hoạt động. Và nếu bạn đang cố sửa một máy in laser, bạn không muốn bộ phận sấy (fuser) sinh thêm nhiệt. Nếu giấy bị kẹt ở ngay hay gần bộ phận này, hãy đợi nó nguội hẳn.

Mở tất cả nắp máy mà giấy đi qua: Nếu không biết là nắp nào dẫn đến chỗ bị kẹt giấy, hãy tháo hay mở khay nạp giấy và lần theo đường nạp đến khay giấy ra, mở hết các nắp bạn thấy.

Cẩn thận rút các tờ giấy và mảnh giấy vụn: Tìm các tờ giấy bị kẹt hay nạp lệch, luôn cả những mảnh giấy vụn. Kéo mạnh giấy ra, nhưng cẩn thận và chậm rãi. Nếu có thể, kéo giấy theo chiều được nạp (không kéo lui). Lấy hết tất cả giấy và mảnh giấy vụn có thể gây kẹt thêm. Nếu bạn làm hư một bộ phận cơ nào của máy, hãy ngừng lại và gọi điện thoại cho dịch vụ bảo hành.

Đậy tất cả nắp lại và bật máy in: Khi được bật lại, máy in sẽ tự khởi động lại. Nếu máy báo còn bị kẹt giấy, hãy kiểm tra lại một lần nữa xem còn giấy vụn bị kẹt không. Nếu máy vẫn còn báo lỗi, hãy thử tắt máy và mở máy lại.

Nếu vẫn còn lỗi, hãy gọi dịch vụ.

Cách phòng tránh: Hãy dùng cùng một loại giấy trong khay nạp giấy. Dù máy của bạn có một hay nhiều khay nạp giấy, hãy cho máy biết đó là loại giấy nào. Nhiều bảng điều khiển của máy in có mục hay danh sách mà theo đó bạn có thể chọn giấy theo tên, kiểu, độ dầy, hay các tiêu chuẩn khác. Nếu bạn không biết chắc máy in của mình dùng loại giấy nào, hãy xem tài liệu theo máy. Khi nạp giấy lại, hãy chú ý cách nạp giấy như thế nào, kiểm tra lại có cần điều chỉnh thanh chỉ chiều dài hay chiều ngang hay không.

*


2. Kẹt lệnh in


Dù có tinh vi đến đâu, máy in cũng chỉ có thể in mỗi lượt một tài liệu. Một lượt in có thể bị chặn lại và làm kẹt tất cả các lượt sau. Nếu máy in bị ngừng lại không phải do trục trặc về cơ, hãy kiểm tra danh sách lệnh chờ in, xem tác vụ nào gây tắc nghẽn.

Máy in không nối mạng: Nếu máy tính của bạn dùng máy in riêng, bạn có thể xem danh sách in trực tiếp. Trong Windows, vào mục Printers của Control Panel; trong máy Mac, xem mục Print & Fax của phần Utilities. Tại đây, tác vụ in nào bị kẹt sẽ được liệt kê, và bạn có thể hủy tác vụ đó.

Máy in nối mạng: Trong danh sách chờ in trên mạng, bạn chỉ kiểm tra được các tác vụ bạn gửi từ máy tính của mình. Nếu tác vụ của người khác gây vấn đề, bạn phải hoặc liên lạc họ để họ giúp, hoặc yêu cầu bộ phận CNTT can thiệp.

Cách phòng tránh: Nếu tình trạng bị kẹt lệnh in thường xuyên xảy ra, bạn cần nhờ nhân viên CNTT tìm rõ lý do. Thường là do tập tin có kích thước quá lớn gây nghẽn mạng, hay do bộ nhớ của máy in, hay do cố gắng in trên loại giấy đặc biệt (như in tiêu đề) mà quên nạp giấy hay không chọn đúng khay, hay do in một tác vụ mà cần phải nạp giấy bằng tay.


3. Mất điện khi đang in

Hãy giải quyết trường hợp này như khi bị kẹt giấy.

Tắt máy in: Không nên để các bộ phận máy bất ngờ bị rối tung khi nguồn điện được phục hồi.

Dọn sạch đường dẫn giấy: Lấy những tờ giấy bị kẹt khi đang in.

Bật máy lại (khi có điện lại): Khi máy in khởi động, xem có hiển thị báo lỗi hay không, hay có tiếng động lạ có thể cho biết máy bị trục trặc hay hư hỏng. Nếu bạn dùng máy in laser hay LED, hãy xem tài liệu theo máy để có biện pháp bảo trì chùi sạch mực bị nghẹt ở trống từ (drum). Nếu sử dụng máy in phun, ống mực in phun bị nghẹt khi đang in cần phải được làm sạch. Thử in một trang và kiểm tra xem còn bị lem hay còn bị vệt sọc hay không; tham khảo tài liệu theo máy để được hướng dẫn thêm.

Cách phòng tránh: Trường hợp máy tự bị mất điện rất hiếm. Nếu khu vực của bạn thường xuyên bị cúp điện, hãy gắn máy in vào thiết bị lưu điện UPS để hoàn tất tác vụ in và tắt máy như thường lệ.

*


4. Sử dụng không đúng mặt giấy in ảnh

Bạn đang hăm hở chờ xem ảnh mình chụp in ra trông thế nào, nhưng ảnh in ra chỉ là những đốm mực lớn, không khô – bạn đã in không đúng mặt giấy in ảnh.

Hủy tác vụ in nếu có thể: Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đã ra lệnh in nhiều ảnh; mỗi tờ giấy in sai mặt sẽ làm tình hình thêm rối tung.

Cẩn thận rút giấy ra và đừng để vấy mực: Đừng để mực dính vào tay – hãy mang găng tay hay dùng khăn ăn hoặc khăn giấy.

Bỏ giấy: Dĩ nhiên bạn sẽ phải bỏ tờ giấy đã in hư này.

Cách phòng tránh: Xem tài liệu theo máy và dấu ghi trên khay để đảm bảo bạn nạp giấy in ảnh đúng cách.



5. Tràn mực


Mực in có thể bị tràn bên trong máy in khi sử dụng, hay có thể bị đổ lên mặt bàn, bắn lên quần áo, da, hay thảm khi bạn thay hộp mực.

Áp dụng biện pháp cơ bản:

Hãy để mực khô và chặn chỗ bị tràn lại.

Không nên dùng nước nóng, nước lạnh, hay hơi nóng để làm sạch mực; hãy dùng dung dịch làm sạch thông thường một cách cẩn thận và thận trọng.

Không nên dùng máy hút bụi gia dụng thông thường vì nó có thể thổi mực ra phía sau.

Tránh không hít mực.

Thử 3 cách cơ bản để làm sạch mực tràn:

Nếu mực tràn trên mặt phẳng cứng, hãy dùng giấy bồi hay khăn giấy cẩn thận quét mực vào bao nhựa hay túi đựng có nắp để vứt bỏ.

Dùng loại vải chùi mực đặc biệt để thấm mực. Cũng có thể dùng khăn giấy hay khăn vải thường.

Bạn cũng có thể dùng máy hút mực đặc biệt. Máy có đầu gắn để đưa vào các chỗ nhỏ hẹp và hút mực từ bên trong máy hay trên thảm, máy cũng có một túi đựng được các vật rất nhỏ.

*


Cách phòng tránh: Luôn cầm hộp mực cẩn thận, nhất là khi tháo lắp hộp mực. Trước khi tháo hộp mực, hãy phủ các khu vực xung quanh bằng giấy báo hay khăn giấy để tránh bị tràn, bắn mực.

Không hoảng hốt khi bị tràn mực: Hộp mực ít khi bị tràn trừ phi bị thủng, bẹp, nứt, hay dập. Hộp mực nạp lại thường bị rỉ hay tràn, nên hãy sử dụng cẩn thận. Các trang web trên mạng thường có lời khuyên làm sạch mực in bị tràn bằng cách dùng các chất như cồn, WD-40, hay keo xịt tóc để tẩy rửa – nhưng hiệu quả hay không còn tùy vào nơi dính mực và vào hàm lượng hóa chất.

Cách thông thường là xử lý vết mực tràn nhanh chóng nhưng cẩn thận, bắt đầu với các bước làm sạch cơ bản và nhanh nếu cần. Trước khi dùng chất làm sạch nào đó cho một diện tích lớn, hãy thử xem chất này có gây hư hại hay không.

Bước đầu tiên cho mọi trường hợp: Thấm mực tràn bằng vải hút hay khăn giấy.

Mực dính trên da: Dùng xà phòng và nước để rửa sạch. Nếu còn dính mực, hãy chà xát. Dùng thêm dung dịch làm sạch, nhưng hãy cẩn thận.

Mực dính vào vải hay thảm: Dùng xà phòng và nước để chải vết mực theo chiều đi lên và vào bên trong – theo chiều lên để không cho mực thấm sâu vào vải, theo chiều vào trong để tránh loang thêm vết mực. Dùng thêm dung dịch làm sạch, nhưng hãy cẩn thận.

Mực dính trên mặt cứng: Sau khi thấm mà vẫn còn vết mực, thử dùng phương pháp khác hay chất làm sạch thích hợp.

Mực dính bên trong máy in: Việc làm sạch máy sẽ lộn xộn mà kết quả không chắc chắn.

*


Tắt máy in nếu có thể. Nếu phải cần để máy bật khi tiếp cận hộp mực, tạm thời cứ để máy bật, và kiểm tra hộp mực. Bạn sẽ phải quyết định xem vết tràn có thể sẽ tệ hại hơn nếu bạn tháo hay để hộp mực lại trong máy in. Khi làm sạch, cố gắng không cho mực tràn thêm.

Bây giờ hãy tắt máy in nếu bạn chưa tắt máy, xem xét phía trong máy, tìm chỗ bị tràn mực và thấm mực càng nhiều càng tốt. Sau đó, dùng cồn để chùi lại, dùng vải không có xơ để làm sạch thêm; cẩn thận không để thứ gì kẹt lại bên trong.

In thử một trang xem có còn mực bên trong không, giấy in còn bị lem hay bị vệt sọc liên tục hay không. Xem máy in có hoạt động bình thường không.

Nếu may mắn, mọi chuyện sẽ bình thường lại sau khi cho giấy chạy nhiều tờ qua máy để mực bị tràn in thấm hết. Nếu không may, mực tràn còn lại trong máy sẽ gây thêm hư hại.

Cách phòng tránh: Dùng hộp mực cẩn thận, nhất là hộp đã nạp mực lại và khi tháo lắp hộp mực. Nếu bạn thường bị tràn mực, hãy phủ khu vực máy in bằng giấy báo hay khăn giấy.